facebook

Các câu hỏi thường gặp

Những vướng mắc về thuế
  • Tất cả
  • Xem nhiều
  • Thường gặp

Theo Nghị định 20, có nơi xem xét chi phí lãi vay không được trừ thì sẽ xem xét chi phí lãi vay từ thời điểm Nghị định có hiệu lực (như theo BB của VTA) tức là tính 8 tháng cuối năm 2017 nhưng có Cục Thuế lại tính chi phí lãi vay của cả năm, hiện mình có Công văn nào trả lời về vấn đề này không?

Trả lời

Trả lời:

Hiện nay chưa có Công văn chính thức của Tổng Cục Thuế v/v áp dụng từ ngày 01/05/2017 hay 01/01/2017. Qua trao đổi với Cục thuế TP.HCM thì họ trả lời dựa trên ngày văn bản pháp luật từ thời điểm có hiệu lực và sẽ áp dụng từ 01/05/2017.
Vấn đề này Công ty sẽ xem xét để gửi văn bản hỏi chính thức từ Tổng Cục thuế.

Trường hợp khi giải thể Cty mà TSCĐ chưa được bán hết, thì thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đó có bị truy thu không?

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ thông tư 26/2015/TT-BTC:

“12. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

...

c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 như sau:

“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

...

Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra. “

Như vậy chỉ không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đối với thuế GTGT của TSCĐ khi giải thể mà công ty đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động. Nếu phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra. 

 

Theo quy định của TT96/2015/TT-BTC thì: Quỹ đầu tư phát triển có phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định. Hỏi: các khoản thu nhập khác (ngoài các khoản thu nhập được miễn thuế) như: lãi TGNH...thì khi tính thuế TNDN tính như thế nào? Và áp thuế suất bao nhiêu %?

Trả lời

Trả lời:

Tính thuế TNDN theo thuế suất phổ thông hiện hành (20%). 

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC, Các khoản thuế gián thu như GTGT, TTĐB, BVMT, XK có được coi là khoản giảm trừ doanh thu không?

Trả lời

Trả lời:

Tất cả các khoản thuế gián thu nếu có đều không nằm trong cơ cấu doanh thu và thu nhập khác cũng như các khoản giảm trừ doanh thu.

Trường hợp người lao động ủy quyền cho Công ty thực hiện việc quyết toán thay cho cá nhân về Thuế thu nhập cá nhân, khi đó sẽ phát sinh một số cá nhân có số thuế đã nộp thừa và một số cá nhân có số thuế còn phải nộp thì Công ty xử lý như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Công văn số 4283/BTC-TCT ngày 08/4/2010 của Tổng cục thuế thì đối với trường hợp nêu trên, Công ty được phép bù trừ số thuế nộp thừa với số thuế còn thiếu. Trường hợp số thuế nộp thừa lớn hơn số thuế còn thiếu thì tạm thời Công ty ứng trước tiền để hoàn thuế cho người nộp thừa, sau đó làm thủ tục hoàn lại từ Ngân sách. Trường hợp số thuế còn thiếu lớn hơn số thuế nộp thừa thì sau khi bù trừ, Công ty phải nộp ngay số thuế còn thiếu vào Ngân sách theo đúng thời hạn quy định.

Đối tượng nào được phép gia hạn nộp Thuế thu nhập nhập doanh nghiệp năm 2010? Thời hạn gia hạn nộp thuế như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BTC ngày 22/3/2010 của Bộ Tài chính thì đối tượng được gia hạn nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý năm 2010 gồm có: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ. Hoạt động sản xuất, gia công dệt, may, da, giày, dép, được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và thực tế doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian gia hạn nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

Về Lãi tiền gửi từ vốn góp nhàn rỗi của Cổ đông Công ty trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa chính thức có doanh thu được ghi giảm giá trị khoản đầu tư (TK 241-Xây dưng cơ bản dở dang), có sư khác nhau cơ bản sau: Điểm 2.32, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2

Trả lời

Trả lời:

Về mặt thuế: không phân biệt nguồn lãi từ đâu.

Về kế toán, chuẩn mực kế toán số 16 có quy định rằng "Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hóa". Như vậy, về mặt chuẩn mực kế toán chỉ đề cập đến lãi tiền gửi của khoản tiền vay nhàn rỗi mà tạm thời chưa sử dụng thì mới giảm trừ chi phí lãi vay khi thực hiện vốn hóa. Trong giai đoạn đầu tư, nếu đơn vị nhận tiền vay mà chưa sử dụng, có gửi tiết kiệm thì thực hiện giảm trừ chi phí lãi vay trước vốn hóa. Khoản lãi tiền gửi (không hình thành vốn vay) thì hạch toán vào 515. Ở đây có sự không đồng nhất giữa thuế và kế toán. 

Theo Nghị định 20, có nơi xem xét chi phí lãi vay không được trừ thì sẽ xem xét chi phí lãi vay từ thời điểm Nghị định có hiệu lực (như theo BB của VTA) tức là tính 8 tháng cuối năm 2017 nhưng có Cục Thuế lại tính chi phí lãi vay của cả năm, hiện mình có Công văn nào trả lời về vấn đề này không?

Trả lời

Trả lời:

Hiện nay chưa có Công văn chính thức của Tổng Cục Thuế v/v áp dụng từ ngày 01/05/2017 hay 01/01/2017. Qua trao đổi với Cục thuế TP.HCM thì họ trả lời dựa trên ngày văn bản pháp luật từ thời điểm có hiệu lực và sẽ áp dụng từ 01/05/2017.
Vấn đề này Công ty sẽ xem xét để gửi văn bản hỏi chính thức từ Tổng Cục thuế.

Trường hợp khi giải thể Cty mà TSCĐ chưa được bán hết, thì thuế GTGT đầu vào của TSCĐ đó có bị truy thu không?

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ thông tư 26/2015/TT-BTC:

“12. Sửa đổi, bổ sung Điều 18 như sau:

...

c) Sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 như sau:

“5. Cơ sở kinh doanh nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế giá trị gia tăng khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế giá trị gia tăng nộp thừa hoặc số thuế giá trị gia tăng đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Cơ sở kinh doanh trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng phải giải thể, phá sản hoặc chấm dứt hoạt động chưa phát sinh thuế giá trị gia tăng đầu ra của hoạt động kinh doanh chính theo dự án đầu tư thì chưa phải điều chỉnh lại số thuế giá trị gia tăng đã kê khai, khấu trừ hoặc đã được hoàn. Cơ sở kinh doanh phải thông báo với cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động theo quy định.

...

Trường hợp cơ sở kinh doanh chấm dứt hoạt động và không phát sinh thuế GTGT đầu ra của hoạt động kinh doanh chính thì phải nộp lại số thuế đã được hoàn vào ngân sách nhà nước. Trường hợp có phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra. “

Như vậy chỉ không được khấu trừ và hoàn thuế GTGT đối với thuế GTGT của TSCĐ khi giải thể mà công ty đang trong giai đoạn đầu tư chưa đi vào hoạt động. Nếu phát sinh bán tài sản chịu thuế GTGT thì không phải điều chỉnh lại số thuế GTGT đầu vào tương ứng của tài sản bán ra. 

 

Theo quy định của TT96/2015/TT-BTC thì: Quỹ đầu tư phát triển có phát sinh các khoản thu nhập khác ngoài các khoản thu nhập từ hoạt động có thu do thực hiện nhiệm vụ Nhà nước giao phải tính và nộp thuế theo quy định. Hỏi: các khoản thu nhập khác (ngoài các khoản thu nhập được miễn thuế) như: lãi TGNH...thì khi tính thuế TNDN tính như thế nào? Và áp thuế suất bao nhiêu %?

Trả lời

Trả lời:

Tính thuế TNDN theo thuế suất phổ thông hiện hành (20%). 

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC, Các khoản thuế gián thu như GTGT, TTĐB, BVMT, XK có được coi là khoản giảm trừ doanh thu không?

Trả lời

Trả lời:

Tất cả các khoản thuế gián thu nếu có đều không nằm trong cơ cấu doanh thu và thu nhập khác cũng như các khoản giảm trừ doanh thu.

Trường hợp người lao động ủy quyền cho Công ty thực hiện việc quyết toán thay cho cá nhân về Thuế thu nhập cá nhân, khi đó sẽ phát sinh một số cá nhân có số thuế đã nộp thừa và một số cá nhân có số thuế còn phải nộp thì Công ty xử lý như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo hướng dẫn tại Công văn số 4283/BTC-TCT ngày 08/4/2010 của Tổng cục thuế thì đối với trường hợp nêu trên, Công ty được phép bù trừ số thuế nộp thừa với số thuế còn thiếu. Trường hợp số thuế nộp thừa lớn hơn số thuế còn thiếu thì tạm thời Công ty ứng trước tiền để hoàn thuế cho người nộp thừa, sau đó làm thủ tục hoàn lại từ Ngân sách. Trường hợp số thuế còn thiếu lớn hơn số thuế nộp thừa thì sau khi bù trừ, Công ty phải nộp ngay số thuế còn thiếu vào Ngân sách theo đúng thời hạn quy định.

Về Lãi tiền gửi từ vốn góp nhàn rỗi của Cổ đông Công ty trong giai đoạn đầu tư xây dựng chưa chính thức có doanh thu được ghi giảm giá trị khoản đầu tư (TK 241-Xây dưng cơ bản dở dang), có sư khác nhau cơ bản sau: Điểm 2.32, Khoản 2, Điều 6, Thông tư 78/2

Trả lời

Trả lời:

Về mặt thuế: không phân biệt nguồn lãi từ đâu.

Về kế toán, chuẩn mực kế toán số 16 có quy định rằng "Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay riêng biệt trong khi chờ được sử dụng vào mục đích có được tài sản dở dang thì phải giảm trừ vào chi phí đi vay phát sinh khi vốn hóa". Như vậy, về mặt chuẩn mực kế toán chỉ đề cập đến lãi tiền gửi của khoản tiền vay nhàn rỗi mà tạm thời chưa sử dụng thì mới giảm trừ chi phí lãi vay khi thực hiện vốn hóa. Trong giai đoạn đầu tư, nếu đơn vị nhận tiền vay mà chưa sử dụng, có gửi tiết kiệm thì thực hiện giảm trừ chi phí lãi vay trước vốn hóa. Khoản lãi tiền gửi (không hình thành vốn vay) thì hạch toán vào 515. Ở đây có sự không đồng nhất giữa thuế và kế toán. 

Đối tượng nào được phép gia hạn nộp Thuế thu nhập nhập doanh nghiệp năm 2010? Thời hạn gia hạn nộp thuế như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 30/2010/TT-BTC ngày 22/3/2010 của Bộ Tài chính thì đối tượng được gia hạn nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp hàng quý năm 2010 gồm có: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Chính phủ. Hoạt động sản xuất, gia công dệt, may, da, giày, dép, được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và thực tế doanh nghiệp có hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thời gian gia hạn nộp Thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

  • Tất cả
  • Xem nhiều
  • Thường gặp

Thực tế gặp tình huống là trường hợp là: 1 công ty đi đầu tư vào 1 đơn vị khác, đây là khoản đầu tư vào công ty con, BCTC đơn vị này năm đi đầu tư phát sinh lỗ và thậm chí có lỗ lũy kế nhưng giá cổ phiếu đơn vị này đang rất cao, so giá mua thì không lỗ, đang có lãi khá nhiều, vậy theo quy định có phải xem xét trích lập DP hay không, có phải nêu trên ý kiến KTV về việc này hay không?

Trả lời

Trả lời:

Nguyên tắc Thông tư 200, trong trường hợp chứng khoán kinh doanh thì chúng ta căn cứ vào giá thị trường. Trong trường hợp đầu tư vào công ty con thì phải căn cứ vào BCTC của đơn vị được đầu tư mà không căn cứ vào giá thị trường của cổ phiếu. Trong trường hợp này, BCTC của công ty con bị lỗ thì KTV phải lập dự phòng.
 

Doanh nghiệp nhận đầu tư khi phát sinh các khoản nhận tiền từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên đi đầu tư và theo cam kết hợp đồng hợp tác này đơn vị phải trả 1 mức lơi tức cố định thì khoản vốn khi nhận khoản hợp đồng hợp tác được ghi nhận vào 338 như là 1 khoản phải trả hay ghi nhận như 1 khoản đi vay trên 341?

Trả lời

Trả lời:

Về hình thức thì đây là hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng về bản chất thì đây được xem như là một khoản vay và ghi nhận trên TK 341. Bên đi vay trả khoản này thi ghi nhận là chi phí tài chính 635, bên còn lại nhận tiền thì ghi vào doanh thu tài chính 515.
 

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?

Trả lời

Trả lời:

Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngắn hạn thành tương đương tiền.

Trường hợp công ty tạm ứng tiền cho nhân viên mua cổ phiếu công ty không xác định thời hạn hoàn trả. Như vậy có trích lập dự phòng theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán ? và nếu có trích lập dự phòng phải thu như vậy chi phí này có được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Trả lời

Trả lời:

Nếu Công ty có tạm ứng tiền cho nhân viên để mua cổ phiếu của Công ty thì Công ty nên làm thủ tục cho nhân viên mượn tiền (hạch toán ở TK 1388) chứ không làm thủ tục tạm ứng (hạch toán ở TK 141). Nếu nhân viên này hiện vẫn còn đang làm việc tại Công ty mà chưa hoàn trả khoản tiền mượn này thì Công ty không được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu Công ty trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ này thì chi phí dự phòng này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp Công ty cổ phần sử dụng từ nguồn Thặng dư vốn cổ phần, Quỹ đầu tư phát triển hoặc từ lợi nhuận chưa phân phối để tăng vốn điều lệ thì  Công ty đầu tư vốn nhận được số cổ phiếu tăng thêm sẽ phải hạch toán như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính thì trong trường hợp này, Công ty (nhà đầu tư) chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên Thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không hạch toán doanh thu hoạt động tài chính và không ghi tăng giá trị khoản đầu tư.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Khoản trả trước cho người bán và khoản nhận trước của người mua bằng ngoại tệ có bắt buộc phải đánh giá lại không? Khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ trở nên khó đòi có được đánh giá lại không vì đánh giá lại thì phải trích dự phòng?

Trả lời

Trả lời:

Việc có đánh giá lại khoản nhận trước hoặc trả trước hay không tùy thuộc vào việc các khoản này có thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay không. Nếu không có bằng chứng cho thấy hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện thì bên trả trước có quyền và bên nhận trước có nghĩa vụ thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy các khoản mục này không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và không phải đánh giá lại.

Đối với khoản nợ phải thu khó đòi bằng ngoại tệ thì vẫn phải đánh giá lại cho dù sau đó sẽ tiếp tục trích dự phòng vì đây là 2 vấn đề khác nhau. Nợ trở nên khó đòi không có nghĩa là đơn vị mất quyền được thu hồi. Nếu không đánh giá lại thì không phản ánh đúng quyền của đơn vị. Nếu không dự phòng sẽ không phản ánh được khả năng tổn thất. Việc cho rằng khoản lãi do đánh giá lại rồi sẽ bù trừ với chi phí dự phòng là không phù hợp. VAS và IFRS đều không có hạn chế về việc không đánh giá lại khoản mục tiền tệ trở thành nợ khó đòi.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK 242 để phân bổ dần không?

Trả lời

Trả lời:

Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.

Lưu ý một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên BCĐKT thì phải phân bổ trực tiếp từ TK 413 sang TK 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,   Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?

Trả lời

Trả lời:

Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm:

- Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND;

- Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?

Trả lời

Trả lời:

Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Điều này có phù hợp không?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các TK, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các TK tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC, Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?

Trả lời

Trả lời:

Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Làm thế nào để xác định được khi nào khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trở thành đã thực hiện?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 200 đã bỏ khái niệm về việc coi khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là chưa thực hiện. Tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đều là đã thực hiện, do đó cũng bải bỏ hạn chế về việc cấm doanh nghiệp phân phối lợi nhuận đối với lãi tỷ giá do đánh giá lại.

Thực tế gặp tình huống là trường hợp là: 1 công ty đi đầu tư vào 1 đơn vị khác, đây là khoản đầu tư vào công ty con, BCTC đơn vị này năm đi đầu tư phát sinh lỗ và thậm chí có lỗ lũy kế nhưng giá cổ phiếu đơn vị này đang rất cao, so giá mua thì không lỗ, đang có lãi khá nhiều, vậy theo quy định có phải xem xét trích lập DP hay không, có phải nêu trên ý kiến KTV về việc này hay không?

Trả lời

Trả lời:

Nguyên tắc Thông tư 200, trong trường hợp chứng khoán kinh doanh thì chúng ta căn cứ vào giá thị trường. Trong trường hợp đầu tư vào công ty con thì phải căn cứ vào BCTC của đơn vị được đầu tư mà không căn cứ vào giá thị trường của cổ phiếu. Trong trường hợp này, BCTC của công ty con bị lỗ thì KTV phải lập dự phòng.
 

Doanh nghiệp nhận đầu tư khi phát sinh các khoản nhận tiền từ Hợp đồng hợp tác kinh doanh với bên đi đầu tư và theo cam kết hợp đồng hợp tác này đơn vị phải trả 1 mức lơi tức cố định thì khoản vốn khi nhận khoản hợp đồng hợp tác được ghi nhận vào 338 như là 1 khoản phải trả hay ghi nhận như 1 khoản đi vay trên 341?

Trả lời

Trả lời:

Về hình thức thì đây là hợp đồng hợp tác kinh doanh nhưng về bản chất thì đây được xem như là một khoản vay và ghi nhận trên TK 341. Bên đi vay trả khoản này thi ghi nhận là chi phí tài chính 635, bên còn lại nhận tiền thì ghi vào doanh thu tài chính 515.
 

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Có được tái phân loại các khoản tiền gửi ngắn hạn có kỳ hạn gốc trên 3 tháng nhưng có kỳ hạn còn lại không quá 3 tháng thành tương đương tiền không?

Trả lời

Trả lời:

Khoản tương đương tiền phải là khoản có kỳ hạn gốc không quá 3 tháng, không tính đến kỳ hạn còn lại. Khoản tương đương tiền được phân loại ngay từ đầu, không tái phân loại một khoản đầu tư ngắn hạn thành tương đương tiền.

Trường hợp công ty tạm ứng tiền cho nhân viên mua cổ phiếu công ty không xác định thời hạn hoàn trả. Như vậy có trích lập dự phòng theo hướng dẫn của chuẩn mực kế toán ? và nếu có trích lập dự phòng phải thu như vậy chi phí này có được trừ khi xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hay không?

Trả lời

Trả lời:

Nếu Công ty có tạm ứng tiền cho nhân viên để mua cổ phiếu của Công ty thì Công ty nên làm thủ tục cho nhân viên mượn tiền (hạch toán ở TK 1388) chứ không làm thủ tục tạm ứng (hạch toán ở TK 141). Nếu nhân viên này hiện vẫn còn đang làm việc tại Công ty mà chưa hoàn trả khoản tiền mượn này thì Công ty không được trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Nếu Công ty trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi đối với khoản nợ này thì chi phí dự phòng này không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp Công ty cổ phần sử dụng từ nguồn Thặng dư vốn cổ phần, Quỹ đầu tư phát triển hoặc từ lợi nhuận chưa phân phối để tăng vốn điều lệ thì  Công ty đầu tư vốn nhận được số cổ phiếu tăng thêm sẽ phải hạch toán như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định tại Thông tư số 244/2009/TT-BTC ngày 31/12/2009 của Bộ Tài chính thì trong trường hợp này, Công ty (nhà đầu tư) chỉ theo dõi số lượng cổ phiếu tăng thêm trên Thuyết minh Báo cáo tài chính, không ghi nhận giá trị cổ phiếu được nhận, không hạch toán doanh thu hoạt động tài chính và không ghi tăng giá trị khoản đầu tư.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Khoản trả trước cho người bán và khoản nhận trước của người mua bằng ngoại tệ có bắt buộc phải đánh giá lại không? Khoản nợ phải thu bằng ngoại tệ trở nên khó đòi có được đánh giá lại không vì đánh giá lại thì phải trích dự phòng?

Trả lời

Trả lời:

Việc có đánh giá lại khoản nhận trước hoặc trả trước hay không tùy thuộc vào việc các khoản này có thỏa mãn định nghĩa của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ hay không. Nếu không có bằng chứng cho thấy hợp đồng không thể tiếp tục thực hiện thì bên trả trước có quyền và bên nhận trước có nghĩa vụ thanh toán bằng hàng hóa, dịch vụ. Như vậy các khoản mục này không phải là các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ và không phải đánh giá lại.

Đối với khoản nợ phải thu khó đòi bằng ngoại tệ thì vẫn phải đánh giá lại cho dù sau đó sẽ tiếp tục trích dự phòng vì đây là 2 vấn đề khác nhau. Nợ trở nên khó đòi không có nghĩa là đơn vị mất quyền được thu hồi. Nếu không đánh giá lại thì không phản ánh đúng quyền của đơn vị. Nếu không dự phòng sẽ không phản ánh được khả năng tổn thất. Việc cho rằng khoản lãi do đánh giá lại rồi sẽ bù trừ với chi phí dự phòng là không phù hợp. VAS và IFRS đều không có hạn chế về việc không đánh giá lại khoản mục tiền tệ trở thành nợ khó đòi.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Nếu khoản lỗ chênh lệch tỷ giá phát sinh lớn thì có được treo trên TK 242 để phân bổ dần không?

Trả lời

Trả lời:

Khoản lỗ cần được ghi nhận trực tiếp là chi phí trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Việc ghi nhận một khoản tổn thất là một tài sản (chi phí trả trước dài hạn) không phù hợp với bản chất tài chính và nguyên lý kế toán.

Lưu ý một số trường hợp được treo lỗ tỷ giá trên BCĐKT thì phải phân bổ trực tiếp từ TK 413 sang TK 635, không được làm bút toán Nợ 242/Có 413.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,   Trường hợp nào chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào chỉ tiêu “Chênh lệch tỷ giá hối đoái – Mã số 417 của Bảng cân đối kế toán? Trường hợp nào được vốn hóa chênh lệch tỷ giá như đối với chi phí đi vay?

Trả lời

Trả lời:

Chênh lệch tỷ giá không được vốn hóa như chi phí đi vay. Các trường hợp chênh lệch tỷ giá được ghi nhận vào BCĐKT gồm:

- Do chuyển đổi BCTC lập bằng đồng tiền khác VND sang BCTC bằng VND;

- Do được Thủ tướng chính phủ cho phép;

- Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong giai đoạn trước hoạt động của doanh nghiệp an ninh, quốc phòng.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Khi nhập khẩu tài sản, cơ quan Hải quan sẽ thông báo tỷ giá và thường khác biệt só với tỷ giá của ngân hàng thương mại. Vậy giá trị tài sản được tính theo tỷ giá hải quan công bố hay ngân hàng thương mại?

Trả lời

Trả lời:

Giá gốc hàng nhập khẩu gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp. Hải quan chỉ công bố tỷ giá để phục vụ việc tính thuế và các khoản thuế phải nộp này chỉ là một trong những yếu tố chi phí cấu thành nên giá gốc. Do vậy không thể áp tỷ giá Hải quan cho bộ phận giá mua. Mặt khác thời điểm ghi nhận tài sản có thể không phải là thời điểm thông quan nên không thể lấy tỷ giá Hải quan để quy đổi khi ghi nhận tài sản.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Một số phần mềm không sử dụng tỷ giá ghi sổ mà sử dụng tỷ giá thực tế cho bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Điều này có phù hợp không?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 53 đã cho phép áp dụng tỷ giá thực tế để ghi vào bên Có TK tiền, TK phải thu; Bên Nợ TK phải trả. Cuối kỳ, sau khi đánh giá lại số dư nguyên tệ trên các TK, căn cứ vào chênh lệch tỷ giá giữa bên Có và bên nợ các TK tiền, phải thu, phải trả ghi nhận một lần vào doanh thu hoặc chi phí tài chính.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC, Việc xác định tỷ giá giao dịch thực tế theo Thông tư 200 là khá phức tạp. Có cách nào để thực hiện đơn giản hơn không?

Trả lời

Trả lời:

Sau khi Bộ Tài chính ban hành Thông tư 53/2016/TT-BTC ngày 21/3/2016 sửa đổi, bổ sung Thông tư 200 thì doanh nghiệp được phép lựa chọn tỷ giá theo hướng linh hoạt. Theo đó, doanh nghiệp được lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế để ghi nhận các giao dịch bằng ngoại tệ theo Thông tư 200 hoặc sử dụng 1 loại tỷ giá duy nhất theo thông tư 53 nếu không làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Những trường hợp sau có phải trích lập dự phòng không? a) Loại tồn kho A bị giảm giá nhưng có 1 lượng hàng đã được ký hợp đồng chắc chắn sẽ tiêu thu với mức giá cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được; b) Loại hàng B có 1 số sản phẩm bị hư hỏng nên có khả năng giảm giá nhưng tổng giá trị thuần có thể thực hiện được của loại hàng đó vẫn cao hơn giá gốc c) NVL bị giảm giá không dùng cho SXKD mà dùng cho XDCB

Trả lời

Trả lời:

Cả 3 trường hợp trên đều không phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Làm thế nào để xác định được khi nào khoản chênh lệch tỷ giá chưa thực hiện do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ trở thành đã thực hiện?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 200 đã bỏ khái niệm về việc coi khoản chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ là chưa thực hiện. Tất cả chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại đều là đã thực hiện, do đó cũng bải bỏ hạn chế về việc cấm doanh nghiệp phân phối lợi nhuận đối với lãi tỷ giá do đánh giá lại.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Nếu các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn, như các khoản cho vay, trái phiếu, tiền gửi có kỳ hạn… bị quá hạn thì có được trích lập dự phòng không?

Trả lời

Trả lời:

Khoản cho vay đã được trình bày là phải thu nên được trích lập dự phòng. Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khác chưa được lập dự phòng nhưng phải đánh giá khả năng thu hồi. Nếu có bằng chứng là một phần hoặc toàn bộ khoản đầu tư có thể không thu hồi được thì phải ghi nhận số tổn thất vào chi phí tài chính trong kỳ. Trường hợp số tổn thất không thể xác định được một cách đáng tin cậy, kế toán có thể không ghi giảm khoản đầu tư nhưng phải thuyết minh về khả năng thu hồi của khoản đầu tư.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Các khoản cho vay nào được phép trình bày trên BCĐKT? Các khoản nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay kế toán như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Một khoản cho vay được ghi nhận trên BCĐKT khi doanh nghiệp phải nắm giữ rủi ro và lợi ích từ khoản cho vay. Như vậy, chỉ những khoản doanh nghiệp trực tiếp cho vay hoặc là bên ủy thác cho vay mới được trình bày trên BCĐKT.

Khi doanh nghiệp đóng vai trò là bên nhận ủy thác, nhận hợp vốn cho vay thì khoản tiền giải ngân cho bên thứ ba không được trình bày là khoản cho vay trên BCĐKT.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Việc tính giá vốn chứng khoán kinh doanh được thực hiện theo phương pháp nào?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 200 yêu cầu tính theo phương pháp bình quân gia quyền. Tuy nhiên Thông tư 53 bổ sung thêm phương pháp FIFO để phù hợp với một số phần mềm. Nghĩa là doanh nghiệp được phép lựa chọn một trong 2 phương pháp trên nhưng phải đảm bảo áp dụng nhất quá trong cả năm tài chính. Trường hợp sang năm tài chính mới có sự thay đổi phương pháp thì phải thuyết minh trên BCTC và phải báo cáo lại thông tin so sánh theo VAS 29.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Công ty con sử dụng LNSTCPP để tăng vốn. Sau một thời gian trả lại một phần vốn đầu tư của chủ sở hữu cho công ty mẹ. Công ty mẹ có được ghi giảm giá trị khoản đầu tư vào công ty con không?

Trả lời

Trả lời:

Trường hợp này cần phải cân nhắc vì lúc này giá trị tài sản thuần của công ty con đã cao hơn giá gốc khoản đầu tư của công ty mẹ. Nếu ghi giảm giá trị khoản đầu tư có thể dẫn đến khoản đầu tư bị âm. Mặt khác, không nên vận dụng phương pháp vốn chủ sở hữu đối với liên doanh, liên kết cho trường hợp này vì giá trị khoản đầu tư trước đây đã được ghi tăng thì nay nhận lại mới được ghi giảm. Trường hợp này cần căn cứ bản chất là phân phối lợi nhuận mặc dù hình thức là trả lại vốn cho nhà đầu tư. Vì vậy, cần xem xét ghi nhận doanh thu.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Thành phẩm đã nhập kho, sau đó vận chuyển đến các của hàng ở địa phương khác. Chi phí vận chuyển và bảo quản trên đường được kế toán như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định của VAS 02, những chi phí vận chuyển, bảo quản khi mua hàng tồn kho và chi phí bảo quản, vận chuyển cần thiết cho khâu sản xuất tiếp theo (lúc đó hàng tồn kho chưa hoàn thành và sãn sàng để bán) được tính vào giá gốc hàng tồn kho.Khi hàng đã hoàn thành và sẵn sàng để bán thì không được tính vào giá gốc mà tính ngay là chi phí bán hàng cho dù hàng có tiêu thụ được ngay hay không.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Nhà thầu xây lắp có được vốn hóa lãi vay cho các công trình thi công không?

Trả lời

Trả lời:

Nhà thầu xây lắp không vốn hóa lãi vay cho công trình xây lắp (trừ các công trình vừa xây lắp, vừa là chủ đầu tư

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC, Mô tả về phương pháp giá bán lẻ?

Trả lời

Trả lời:

Phương pháp giá bán lẻ áp dụng cho những doanh nghiệp kiểm kê định kỳ, có nhiều khách hàng và số lượng mặt hàng lớn, ví dụ các siêu thị. Khi bán hàng không thể tính ngay giá vốn được, nhưng biết được doanh số. Phương pháp này yêu cầu tính lợi nhuận định mức bình quân trên doanh số và giá trị hàng tồn kho tính theo gia bán cuối kỳ để tính ra giá vốn hàng bán, từ đó tính ra giá trị hàng tồn kho cuối kỳ.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC, Phương pháp kế toán các trường hợp hàng dùng để khuyến mại, quảng cáo, biếu tặng, tiêu dùng nội bộ như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

- Hàng tiêu dùng nội bộ: Phản ánh ngay vào chi phí, không ghi nhận doanh thu, giá vốn

- Phải phân biệt các trường hợp Khuyến mại, quảng cáo và biếu tặng. Nếu không kèm điều kiện thì giá trị hàng khuyến mại, quảng cáo biếu tặng được ghi nhận vào chi phí bán hàng; Nếu kèm điều kiện thì ghi nhận doanh thu, giá vốn tùy theo từng trường hợp cụ thể.

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  TK 152 có nội dung phản ánh vật tư thay thế; TK 1534 phản ánh thiết bị, phụ tùng thay thế. Vậy khoản nào được phản ánh vào TK 152, khoản nào phản ánh TK 153?

Trả lời

Trả lời:

Việc phản ánh vào TK 152 hay 153 hoàn toàn do doanh nghiệp quyết định vì chỉ doanh nghiệp mới biết cách thức sử dụng tài sản của mình. Một tài sản có thể dược phân loại là vật tư ở doanh nghiệp này nhưng lại là thiết bị tại doanh nghiệp khác

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Lỗ ngoài kế hoạch được hiểu là như thế nào? Nếu không được trích lập dự phòng thì không bảo toàn vốn?

Trả lời

Trả lời:

Hiện nay không có định nghĩa về lỗ ngoài kế hoạch và khái niệm này còn bị hiểu theo nhiều cách khác nhau. Bộ Tài chính đã cho phép một số trường hợp trích lập dự phòng khi công ty con, liên doanh, liên kết bị lỗ mà không phân biệt là trong hay ngoài kế hoạch

Theo thông tư 200/2017/TT-BTC,  Việc trích lập dự phòng đối với các khoản đầu tư chứng khoán kinh doanh, đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết và đầu tư dài hạn khác thực hiện như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

- Đối với chứng khoán kinh doanh, chỉ trích lập dự phòng giảm giá.

- Đối với đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết: Chỉ trích lập dự phòng do lỗ, không trích lập dự phòng giảm giá.

- Khoản đầu tư dài hạn thông thường (sẵn sàng để bán): Nếu là chứng khoán niêm yết thì trích lập dự phòng giảm giá; Nếu không xác định được giá trị hợp lý thì trích lập dự phòng tương tự như khoản đầu tư vào công ty con, liên doanh, liên kết.

Những vướng mắc khác
  • Tất cả
  • Xem nhiều
  • Thường gặp

Khách hàng đã ký hợp đồng kiểm toán 6 tháng và 12 tháng với công ty kiểm toán khác. Nếu A&C thực hiện kiểm toán BCTC 9 tháng (theo yêu cầu của Tập đoàn) thì có phát sinh vấn đề gì không, có cần liên hệ với kiểm toán viên của công ty kia không?

Trả lời

Trả lời:

Thứ nhất, đây là kiểm toán không trùng kỳ nên có thể chấp nhận được. Thứ hai, việc đơn vị mời A&C kiểm toán là do mục đích kiểm toán khác chứ không phải do bất đồng với kiểm toán hiện tại. Theo các quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì việc này là phù hợp. KTV nên liên hệ với kiểm toán viên của công ty hiện tại để thu thập các thông tin cần thiết. 

Báo cáo kiểm toán năm 2016 của A&C nêu ý kiến ngoại trừ về tính hiện hữu của tiền mặt và hàng tồn kho. Đến năm 2017, A&C đã chứng kiến kiểm kê tại ngày 31/12/2017 => trên báo cáo kiểm toán năm 2017 có cần phải nêu lại đoạn ý kiến kiểm toán ngoại trừ của năm 2016 không (số liệu trọng yếu)?

Trả lời

Trả lời:

Việc KTV chứng kiến kiểm kê tại ngày 31/12/2017 không có nghĩa là số liệu tại ngày 31/12/2016 là chính xác vì có thể HTKSNB của khách hàng chưa tốt liên quan đến quản lý hàng tồn kho hoặc lý do khác; có thể có sai sót trọng yếu phát sinh liên quan đến HTK, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả năm 2016 và 2017. KTV cần xác định xem liệu có ảnh hưởng lan tỏa không và nếu có ảnh hưởng lan tỏa thì việc đưa ý kiến ngoại trừ là không phù hợp. Tuy nhiên, nếu KTV có cơ sở để đưa ra kết luận rằng số liệu đầu kỳ sau khi đã kiểm tra các thủ tục kiểm toán cho thấy không có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm nay thì vẫn có quyền không cần đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Điều này phụ thuộc vào xét đoán của KTV trong từng trường hợp cụ thể. Khi KTV đưa ra ý kiến phù hợp/ ngoại trừ cần ghi rõ trong giấy tờ làm việc lý do tại sao có ý kiến như vậy. 

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường có các khoản chi phí cho chuyên gia nước ngoài dưới hình thức phía Việt Nam chịu chi phí ăn ở đi lại cho chuyên gia tại Việt Nam.

Theo quy định về thuế TNCN hiện hành:

Điều 27, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam

Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.”

 

Quy định này được thực hiện như thế nào: 

- Về form mẫu thông báo

- Nơi gửi thông báo

- Khi nào thì phải thực hiện: Chuyên gia ký hợp đồng trực tiếp có phải làm thông báo không?

- Hiện tại khi kiểm toán đang hướng dẫn đơn vị làm nhưng thực tế cũng chưa biết làm như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Khi ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài có cử chuyên gia sang Việt Nam để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Công ty cần thu thập thông tin từ nhà thầu nước ngoài lập mẫu hông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về danh sách cá nhân người lao động sang làm việc.

 

Mẫu biểu thuế: không có. Doanh nghiệp căn cứ hướng dẫn để tự lập và gửi cho cơ quan thuế với nội dung bao gồm Danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập.

 

Trường hợp chuyên gia ký hợp đồng trực tiếp với Công ty thì không cần lập mẫu.

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực vận tải có thuê tài chính xe đầu kéo để phục vụ sản xuất kinh doanh, chi tiết như sau:

- Thời gian thuê tài chính: 5 năm, trả nợ gốc và lãi định kỳ hàng quý;

- Thời gian khấu hao TSCĐ thuê tài chính: 10 năm;

- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính sẽ được khấu trừ theo từng lần trả nợ gốc thuê tài chính;

- Hợp đồng không hủy ngang, sau 5 năm Công ty A sẽ được quyền mua lại TSCĐ thuê tài chính với giá danh nghĩa. Trong trường hợp Công ty A tất toán hợp đồng trước hạn sẽ bị phạt 5% giá trị hợp đồng.

 

Sau 2 năm, Công ty có kế hoạch giải thể nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê tài chính. Để tránh bị phạt, Công ty Adự định thay đổi pháp nhân thuê tài chính sang Công ty B và Công ty B sẽ thay Công ty A tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hợp đồng thuê tài chính nêu trên.
 

Công ty A có được thay đổi pháp nhân thuê tài chính sang cho Công ty B bằng cách ký phụ lục 3 bên hay không (hợp đồng thuê tài chính không có điều khoản này)? Nếu được, Công ty A có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với phần còn lại chưa được khấu trừ hết hay không? Nếu không thì có được hạch toán vào chi phí và có được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? Lúc này, giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính đang lớn hơn nợ gốc vay còn phải trả (do thời gian khấu hao chậm hơn thời gian thuê), do đó để tất toán các tài khoản này trên BCĐKT thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính và nợ gốc thuê tài chính có được hạch toán toàn bộ vào chi phí và có được xem là chi phí được trừ hay không? 

Trả lời

Trả lời:

Việc thay đổi pháp nhân thuê tài chính là căn cứ theo thỏa thuận giữa các bên (Công ty A, B và bên cho thuê tài chính). Nếu các bên thỏa thuận và đồng ý thì bổ sung phụ lục hợp đồng để Công ty B tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
 

Về điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo hướng dẫn của thông tư 26/2015/TT-BTC thì Công ty A phải thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên do hủy hợp đồng trước hạn thì hóa đơn mua xe đầu kéo này đã không thỏa điều kiện khấu trừ thuế GTGT. Công ty có rủi ro phải điều chỉnh lại thuế GTGT đã khấu trừ tại thời điểm kê khai hóa đơn mua xe đầu kéo và tính tiền chậm nộp theo quy định.
 

Về chi phí thuế TNDN đối với khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính và nợ gốc không được xem là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do đó bị xem là chi phí không được trừ theo quy định.

Vấn đề về hợp đồng và đóng bảo hiểm bắt buộc đối với hợp đồng Cộng tác viên (Ngọc, Thương – T2)

 

Hợp đồng Công tác viên là hợp đồng Bưu điện và Viễn thông các tỉnh ký kết với các cá nhân thực hiện các công việc như kế toán huyện, thu cước thuê bao Viễn thông, bưu tá tại các chi cục…

Thời hạn của hợp đồng Công tác viên này thường có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm; hiện tại Bưu điện và Viễn thông các tỉnh không ký đống bảo hiểm bắt buộc cho các đối tượng này.

 

- Hợp đồng Công tác viên nêu trên là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động?

- Nếu là Hợp đồng dịch vụ thì có bắt buộc phải ký kết đối với những đối tượng phải có đăng ký hành nghề về những dịch vụ đã cung cấp không?

Trả lời

Trả lời:

Quy định của Luật lao động chưa rõ ràng do đó một số tổ chức sử dụng hợp đồng cộng tác viên và xem đây như là hợp đồng dịch vụ (theo quy định của luật dân sự). Vì vậy không áp dụng chính sách bảo hiểm bắt buộc cho các hợp đồng này. Vấn đề này còn có sự tranh cãi giữa các quy định tuy nhiên trong thực tế nhiều doanh nghiệp đang áp dụng và chưa có chế tài từ các cơ quan chức năng. 

Ngoài ra, về cá nhân ký kết hợp đồng cộng tác viên không bắt buộc phải đăng ký hành nghề với các dịch vụ đã cung cấp (trong thực tế không phải dịch vụ nào cũng có giấy phép đăng ký hành nghề). 

Chi phí khánh thành cây cầu khá lớn có vốn hóa vào tài sản cố định không? Những doanh nghiệp nào được phép vốn hóa (bên bộ phận xdcb có thông tư hay quy định riêng đặc thù cho từng loại hình doanh nghiệp như nhà nước, tư nhân…)? (cụ thể: có khách hàng thuộc Bộ quốc phòng phát sinh chi phí khánh thành có giá trị hơn 3,5 tỷ đồng đang xin Bộ quốc phòng đưa vào vốn hóa giá trị công trình mà không phân bổ chi phí theo TT200) 

Trả lời

Trả lời:

Về nguyên tắc xác định Nguyên giáTSCĐ theo chuẩn mực kế toán 03: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

 

Do đó trường hợp chi phí khánh thành cây cầu nằm trong chi phí dự toán đã được phê duyệt thì vốn hóa vào tài sản cố định là hợp lý.

Tại các Bưu điện các tỉnh, Ký kết hợp đồng Đại lý bán lịch đối với những đối tượng bên ngoài. Theo quy định tại Hợp đồng Đại lý cuối tháng Đại lý nộp tiền về sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng được hưởng

 

Ví dụ:

Đầu tháng Bưu điện giao cho Đại lý 100tr tiền lịch, cuối tháng Đại lý nộp tiền về 90tr sẽ hưởng 15% hoa đồng được hưởng; 100tr sẽ hưởng 20% hoa hồng được hưởng trên số tiền nộp về.

 

Đối với khoản tiền trả cho Đại lý bán lịch này về bản chất là chi phí hoa hồng hay là chiết khấu. Nếu là chiết khấu sẽ là chiết khấu thương mại hay chiết khấu thanh toán?

Trả lời

Trả lời:

Bản chất là chi phí hoa hồng hay chiết khấu thương mại sẽ căn cứ vào chính sách bán hàng quy định. Ví dụ nếu chính sách quy định đầy là khoản chiết khấu thương mại do đạt doanh số thì đây là chiết khấu thương mại, Công ty phải xuất hóa đơn giảm trừ tại thời điểm đạt doanh số hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh theo quy định. Trường hợp nếu chính sách bán hàng quy định đây là khoản hỗ trợ bán hàng thì được xem là chi phí hoa hồng trong trường hợp này các bên lập phiếu thu chi và không kê khai tính nộp thuế GTGT.

 

Chiết khấu thanh toán là khoản phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định. Khoản chiết khấu này khác biệt về tính chất nên dễ dàng xác định căn cứ vào chính sách bán hàng.

Trong DN A có lao động thuộc diện phải nộp bảo hiểm bắt buộc tuy nhiên lao động đó có thu nhập ở DN B (cũng thuộc đối tượng nộp bảo hiểm bắt buộc và phát sinh hợp đồng lao động trước và có thu nhập cao hơn). Và như vậy, DN A có phải chi trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động khoản tiền lương tương đương với mức đóng các khoản bảo hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định? Và nếu có thì tài liệu cần là gì để chi phí đó được trừ khi tính thuế TNDN? (Bản xác nhận đã tham gia bảo hiểm tại DN B liệu có đủ đảm bảo không?)

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ quyết định 595/QĐ-BHXH:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

Như vậy người lao động đóng BHXH, BHTN tại DN A, đóng BHYT tại DN B; đóng BHTNLĐ, BNN (bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) tại cả DN A và DN B. 

Căn cứ Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật lao động:

“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Căn cứ quy định trên: DN A có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của DN A; DN B có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của DN B cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động theo quy định của pháp luật. 

Điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ là hồ sơ chứng từ chứng mình việc tham gia BH bắt buộc của cá nhân người lao động tại DN A và B nêu trên. Trong hợp đồng lao động cũng cần thể hiện điều khoản này để có cơ sở giải trình cho cơ quan thuế.

Ví dụ: Trường hợp người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty theo hướng dẫn của luật lao động thì Công ty có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của Công ty theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên gia nước ngoài sang làm việc cho DN theo hợp đồng với DN nước ngoài. Và theo hợp đồng này thì DN Việt Nam phải chi trả chi phí chỗ ở và tiền lương cho chuyên gia trong thời hạn làm việc ở VN thì thuế GTGT chi phí thuê nhà cho chuyên gia có được khấu trừ không? Có được xem đó là khoản tiền VN trả lương thay cho DN nước ngoài hay phải ký hợp đồng lao động với chuyên gia nước ngoài trong thời gian làm việc tại VN? và khi đó thuế nhà thầu sẽ tính như thế nào (có bao gồm khoản lương chi trả cho người nước ngoài này hay không?)

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.

Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.”

Thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này không thuộc các hướng dẫn theo quy định nêu trên do đó rủi ro không được khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp này. Nếu Công ty nước ngoài trả lương cho các chuyên gia này thì thuế GTGT sẽ được khấu trừ.

Hợp đồng quy định chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam mà bên Việt Nam phải chi trả tiền lương thì rủi ro là chi phí tiền lương này không được trừ do không có hợp đồng lao động ký kết giữa bên Việt Nam và chuyên gia. DN gặp rủi ro trong  hợp đồng nhà thầu này và để ghi nhận chi phí được trừ thì trong hợp đồng nhà thầu nên có mức phí dịch vụ đã bao gồm  lương của chuyên gia và nhà thầu nước ngoài nên trả tiền lương cho chuyên gia.

Về thuế nhà thầu:

Căn cứ điều 7 thông tư 103/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 7. Thu nhập chịu thuế TNDN

1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).

3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

….

- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khoản tiền lương, tiền ăn ở của công ty trả thay cho DN nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định.

Ngoài ra, khi chuyên gia sang làm việc tại Việt Nam phải chịu thuế TNCN trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Tùy theo trường hợp là cá nhân cư trú/ không cư trú mà tính thuế TNCN phù hợp. 

Theo điểm điều 9, TT 219/2013/BTC có quy định:

“d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:

Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).

Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.”

Câu hỏi:

Đối với các dịch vụ “lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.” thì chỉ cần cung cấp cho hãng tàu hoặc công ty nước ngoài là áp dung thuế suất 0% hay còn phải chạy chuyến quốc tế nữa mới được. Nếu tàu nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ ở nội địa như lai dắt, hoa tiêu các tuyến trong nước thì có được hưởng 0% hay không?

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ điều 9 thông tư 219/2013/TT-BTC

“Điều 9. Thuế suất 0%

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

...

b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

..c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa. 

...d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm: 

Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm...

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

"...d.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp ứng các điều kiện sau:

- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;

- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.”

Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ nêu trên trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý có đủ chứng từ chứng minh đáp ứng các điều kiện tại điểm d2 khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì áp dụng thuế suất thuế

GTGT 0%. Các doanh nghiệp này cần chạy tuyến nước ngoài để hạn chế rủi ro không được áp dụng thuế suất 0% do dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. 

Theo Công văn số 06/TCT-CS ngày 03 tháng 01 năm 2017 Tổng Cục Thuế trả lời công văn số 2140/CT-THNVDT ngày 12/10/2016 của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh về vướng mắc về chính sách thuế GTGT, “…. trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá

trị gia tăng đầu vào. Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ đến khi thanh toán thực tế, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế”

Như vậy việc quá hạn thanh toán vẫn được khấu trừ thuế GTGT bình thường. Tuy nhiên trong thủ tục kiểm toán hiện tại vẫn có thủ tục kiểm tra quá hạn thanh toán để không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: “Trao đổi với đơn vị và Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phải trả cho người bán xem có trường hợp quá hạn thanh toán không và đơn vị đã loại trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng không được khấu trừ chưa. Đồng thời chọn mẫu kiểm tra chứng từ thanh toán có đúng với thời hạn kê khai trả chậm không.”

 

Vậy nội dung này làm như thế nào là phù hợp vì KTV nhận thấy TT 151 quy định không rõ ràng như Công văn nêu trên?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn bổ sung khoản này của thông tư 219/2013/TT-BTC đã được thay thế bởi hướng dẫn của thông tư 26/2015/TT-BTC.

 

“c) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

 

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”

 

Hiện nay thuế đã cho phép kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho trường hợp trả chậm trả góp kể cả trường hợp đến hạn thanh toán nhưng chưa thanh toán. Chỉ khi nào khi thanh toán phát sinh việc chi trả bằng tiền mặt thì khi đó DN mới kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

 

Thủ tục của kiểm toán có thể phải điều chỉnh lại cho phù hợp: chỉ cần kiểm tra thủ tục thanh toán (kể cả sau thời hạn thanh toán quy định trên hợp đồng) nếu vẫn đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt thì thuế GTGT đầu vào vẫn được khấu trừ.

Công ty A thực hiện dự án đầu tư tại một Khu công nghiệp có quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần. Khi Công ty A chuyển nhượng dự án đồng thời chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Quyền sử dụng đất mà Công ty A chuyển nhượng được hiểu là quyền thuê đất (chịu thuế suất GTGT 10%) hay là quyền sử dụng đất (thuộc đối tượng không chịu thuế) theo hướng dẫn của TT 219/2013 ạ?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định hiện hành về thuế GTGT và Công văn hướng dẫn của Cục thuế Hà Nội, 56262/CT-TTHT ngày 29/8/2016:

“…trường hợp Công ty phát sinh hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản là nhà xưởng, công trình phụ trợ gắn liền trên đất (đất thuê 50 năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BT 769998) là hoạt động kinh doanh bất động sản.

 

Do vậy, chính sách về thuế GTGT và thuế TNDN áp dụng cho trường hợp trên liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

 

Về thuế GTGT:  Giá tính thuế GTGT *10%. Giá tính thuế GTGT = Giá chuyển nhượng BĐS - Giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được xác định cụ thể trong các trường hợp theo quy định.

Khách hàng đã ký hợp đồng kiểm toán 6 tháng và 12 tháng với công ty kiểm toán khác. Nếu A&C thực hiện kiểm toán BCTC 9 tháng (theo yêu cầu của Tập đoàn) thì có phát sinh vấn đề gì không, có cần liên hệ với kiểm toán viên của công ty kia không?

Trả lời

Trả lời:

Thứ nhất, đây là kiểm toán không trùng kỳ nên có thể chấp nhận được. Thứ hai, việc đơn vị mời A&C kiểm toán là do mục đích kiểm toán khác chứ không phải do bất đồng với kiểm toán hiện tại. Theo các quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp thì việc này là phù hợp. KTV nên liên hệ với kiểm toán viên của công ty hiện tại để thu thập các thông tin cần thiết. 

Báo cáo kiểm toán năm 2016 của A&C nêu ý kiến ngoại trừ về tính hiện hữu của tiền mặt và hàng tồn kho. Đến năm 2017, A&C đã chứng kiến kiểm kê tại ngày 31/12/2017 => trên báo cáo kiểm toán năm 2017 có cần phải nêu lại đoạn ý kiến kiểm toán ngoại trừ của năm 2016 không (số liệu trọng yếu)?

Trả lời

Trả lời:

Việc KTV chứng kiến kiểm kê tại ngày 31/12/2017 không có nghĩa là số liệu tại ngày 31/12/2016 là chính xác vì có thể HTKSNB của khách hàng chưa tốt liên quan đến quản lý hàng tồn kho hoặc lý do khác; có thể có sai sót trọng yếu phát sinh liên quan đến HTK, ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của cả năm 2016 và 2017. KTV cần xác định xem liệu có ảnh hưởng lan tỏa không và nếu có ảnh hưởng lan tỏa thì việc đưa ý kiến ngoại trừ là không phù hợp. Tuy nhiên, nếu KTV có cơ sở để đưa ra kết luận rằng số liệu đầu kỳ sau khi đã kiểm tra các thủ tục kiểm toán cho thấy không có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC năm nay thì vẫn có quyền không cần đưa ra ý kiến kiểm toán ngoại trừ. Điều này phụ thuộc vào xét đoán của KTV trong từng trường hợp cụ thể. Khi KTV đưa ra ý kiến phù hợp/ ngoại trừ cần ghi rõ trong giấy tờ làm việc lý do tại sao có ý kiến như vậy. 

Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài thường có các khoản chi phí cho chuyên gia nước ngoài dưới hình thức phía Việt Nam chịu chi phí ăn ở đi lại cho chuyên gia tại Việt Nam.

Theo quy định về thuế TNCN hiện hành:

Điều 27, Thông tư 111/2013/TT-BTC:

“Điều 27. Trách nhiệm của tổ chức Việt Nam ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam

Tổ chức được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam (sau đây gọi tắt là bên Việt Nam) có ký hợp đồng mua dịch vụ của nhà thầu nước ngoài mà nhà thầu đó có ký hợp đồng lao động với người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thì bên Việt Nam có trách nhiệm thông báo cho nhà thầu nước ngoài về nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động nước ngoài và về trách nhiệm cung cấp các thông tin về người lao động nước ngoài, gồm: danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập cho bên Việt Nam để bên Việt Nam cung cấp cho cơ quan thuế chậm nhất trước 07 ngày kể từ ngày cá nhân nước ngoài bắt đầu làm việc tại Việt Nam.”

 

Quy định này được thực hiện như thế nào: 

- Về form mẫu thông báo

- Nơi gửi thông báo

- Khi nào thì phải thực hiện: Chuyên gia ký hợp đồng trực tiếp có phải làm thông báo không?

- Hiện tại khi kiểm toán đang hướng dẫn đơn vị làm nhưng thực tế cũng chưa biết làm như thế nào?

Trả lời

Trả lời:

Khi ký hợp đồng với tổ chức nước ngoài có cử chuyên gia sang Việt Nam để thực hiện hợp đồng nhà thầu, Công ty cần thu thập thông tin từ nhà thầu nước ngoài lập mẫu hông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp về danh sách cá nhân người lao động sang làm việc.

 

Mẫu biểu thuế: không có. Doanh nghiệp căn cứ hướng dẫn để tự lập và gửi cho cơ quan thuế với nội dung bao gồm Danh sách, quốc tịch, số hộ chiếu, thời gian làm việc, công việc đảm nhận, thu nhập.

 

Trường hợp chuyên gia ký hợp đồng trực tiếp với Công ty thì không cần lập mẫu.

Công ty A hoạt động trong lĩnh vực vận tải có thuê tài chính xe đầu kéo để phục vụ sản xuất kinh doanh, chi tiết như sau:

- Thời gian thuê tài chính: 5 năm, trả nợ gốc và lãi định kỳ hàng quý;

- Thời gian khấu hao TSCĐ thuê tài chính: 10 năm;

- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ thuê tài chính sẽ được khấu trừ theo từng lần trả nợ gốc thuê tài chính;

- Hợp đồng không hủy ngang, sau 5 năm Công ty A sẽ được quyền mua lại TSCĐ thuê tài chính với giá danh nghĩa. Trong trường hợp Công ty A tất toán hợp đồng trước hạn sẽ bị phạt 5% giá trị hợp đồng.

 

Sau 2 năm, Công ty có kế hoạch giải thể nên không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng thuê tài chính. Để tránh bị phạt, Công ty Adự định thay đổi pháp nhân thuê tài chính sang Công ty B và Công ty B sẽ thay Công ty A tiếp tục thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với hợp đồng thuê tài chính nêu trên.
 

Công ty A có được thay đổi pháp nhân thuê tài chính sang cho Công ty B bằng cách ký phụ lục 3 bên hay không (hợp đồng thuê tài chính không có điều khoản này)? Nếu được, Công ty A có được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với phần còn lại chưa được khấu trừ hết hay không? Nếu không thì có được hạch toán vào chi phí và có được xem là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN hay không? Lúc này, giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính đang lớn hơn nợ gốc vay còn phải trả (do thời gian khấu hao chậm hơn thời gian thuê), do đó để tất toán các tài khoản này trên BCĐKT thì phần chênh lệch lớn hơn giữa giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính và nợ gốc thuê tài chính có được hạch toán toàn bộ vào chi phí và có được xem là chi phí được trừ hay không? 

Trả lời

Trả lời:

Việc thay đổi pháp nhân thuê tài chính là căn cứ theo thỏa thuận giữa các bên (Công ty A, B và bên cho thuê tài chính). Nếu các bên thỏa thuận và đồng ý thì bổ sung phụ lục hợp đồng để Công ty B tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ tài chính.
 

Về điều kiện khấu trừ thuế GTGT theo hướng dẫn của thông tư 26/2015/TT-BTC thì Công ty A phải thanh toán không dùng tiền mặt, tuy nhiên do hủy hợp đồng trước hạn thì hóa đơn mua xe đầu kéo này đã không thỏa điều kiện khấu trừ thuế GTGT. Công ty có rủi ro phải điều chỉnh lại thuế GTGT đã khấu trừ tại thời điểm kê khai hóa đơn mua xe đầu kéo và tính tiền chậm nộp theo quy định.
 

Về chi phí thuế TNDN đối với khoản chênh lệch giữa giá trị còn lại của TSCĐ thuê tài chính và nợ gốc không được xem là phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh do đó bị xem là chi phí không được trừ theo quy định.

Vấn đề về hợp đồng và đóng bảo hiểm bắt buộc đối với hợp đồng Cộng tác viên (Ngọc, Thương – T2)

 

Hợp đồng Công tác viên là hợp đồng Bưu điện và Viễn thông các tỉnh ký kết với các cá nhân thực hiện các công việc như kế toán huyện, thu cước thuê bao Viễn thông, bưu tá tại các chi cục…

Thời hạn của hợp đồng Công tác viên này thường có thời hạn từ 6 tháng đến 1 năm; hiện tại Bưu điện và Viễn thông các tỉnh không ký đống bảo hiểm bắt buộc cho các đối tượng này.

 

- Hợp đồng Công tác viên nêu trên là hợp đồng dịch vụ hay hợp đồng lao động?

- Nếu là Hợp đồng dịch vụ thì có bắt buộc phải ký kết đối với những đối tượng phải có đăng ký hành nghề về những dịch vụ đã cung cấp không?

Trả lời

Trả lời:

Quy định của Luật lao động chưa rõ ràng do đó một số tổ chức sử dụng hợp đồng cộng tác viên và xem đây như là hợp đồng dịch vụ (theo quy định của luật dân sự). Vì vậy không áp dụng chính sách bảo hiểm bắt buộc cho các hợp đồng này. Vấn đề này còn có sự tranh cãi giữa các quy định tuy nhiên trong thực tế nhiều doanh nghiệp đang áp dụng và chưa có chế tài từ các cơ quan chức năng. 

Ngoài ra, về cá nhân ký kết hợp đồng cộng tác viên không bắt buộc phải đăng ký hành nghề với các dịch vụ đã cung cấp (trong thực tế không phải dịch vụ nào cũng có giấy phép đăng ký hành nghề). 

Chi phí khánh thành cây cầu khá lớn có vốn hóa vào tài sản cố định không? Những doanh nghiệp nào được phép vốn hóa (bên bộ phận xdcb có thông tư hay quy định riêng đặc thù cho từng loại hình doanh nghiệp như nhà nước, tư nhân…)? (cụ thể: có khách hàng thuộc Bộ quốc phòng phát sinh chi phí khánh thành có giá trị hơn 3,5 tỷ đồng đang xin Bộ quốc phòng đưa vào vốn hóa giá trị công trình mà không phân bổ chi phí theo TT200) 

Trả lời

Trả lời:

Về nguyên tắc xác định Nguyên giáTSCĐ theo chuẩn mực kế toán 03: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.

 

Do đó trường hợp chi phí khánh thành cây cầu nằm trong chi phí dự toán đã được phê duyệt thì vốn hóa vào tài sản cố định là hợp lý.

Tại các Bưu điện các tỉnh, Ký kết hợp đồng Đại lý bán lịch đối với những đối tượng bên ngoài. Theo quy định tại Hợp đồng Đại lý cuối tháng Đại lý nộp tiền về sẽ được hưởng phần trăm hoa hồng được hưởng

 

Ví dụ:

Đầu tháng Bưu điện giao cho Đại lý 100tr tiền lịch, cuối tháng Đại lý nộp tiền về 90tr sẽ hưởng 15% hoa đồng được hưởng; 100tr sẽ hưởng 20% hoa hồng được hưởng trên số tiền nộp về.

 

Đối với khoản tiền trả cho Đại lý bán lịch này về bản chất là chi phí hoa hồng hay là chiết khấu. Nếu là chiết khấu sẽ là chiết khấu thương mại hay chiết khấu thanh toán?

Trả lời

Trả lời:

Bản chất là chi phí hoa hồng hay chiết khấu thương mại sẽ căn cứ vào chính sách bán hàng quy định. Ví dụ nếu chính sách quy định đầy là khoản chiết khấu thương mại do đạt doanh số thì đây là chiết khấu thương mại, Công ty phải xuất hóa đơn giảm trừ tại thời điểm đạt doanh số hoặc xuất hóa đơn điều chỉnh theo quy định. Trường hợp nếu chính sách bán hàng quy định đây là khoản hỗ trợ bán hàng thì được xem là chi phí hoa hồng trong trường hợp này các bên lập phiếu thu chi và không kê khai tính nộp thuế GTGT.

 

Chiết khấu thanh toán là khoản phải trả cho người mua do người mua thanh toán tiền mua hàng trước thời hạn quy định. Khoản chiết khấu này khác biệt về tính chất nên dễ dàng xác định căn cứ vào chính sách bán hàng.

Trong DN A có lao động thuộc diện phải nộp bảo hiểm bắt buộc tuy nhiên lao động đó có thu nhập ở DN B (cũng thuộc đối tượng nộp bảo hiểm bắt buộc và phát sinh hợp đồng lao động trước và có thu nhập cao hơn). Và như vậy, DN A có phải chi trả cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động khoản tiền lương tương đương với mức đóng các khoản bảo hiểm thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định? Và nếu có thì tài liệu cần là gì để chi phí đó được trừ khi tính thuế TNDN? (Bản xác nhận đã tham gia bảo hiểm tại DN B liệu có đủ đảm bảo không?)

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ quyết định 595/QĐ-BHXH:

“Điều 42. Quản lý đối tượng

1. Người lao động đồng thời có từ 02 HĐLĐ trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.”

Như vậy người lao động đóng BHXH, BHTN tại DN A, đóng BHYT tại DN B; đóng BHTNLĐ, BNN (bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp) tại cả DN A và DN B. 

Căn cứ Điều 4 Nghị định 44/2013/NĐ-CP hướng dẫn luật lao động:

“Điều 4. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động

1. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.”

2. Trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:

a) Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.

Căn cứ quy định trên: DN A có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của DN A; DN B có trách nhiệm chi trả khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của DN B cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động theo quy định của pháp luật. 

Điều kiện để ghi nhận chi phí được trừ là hồ sơ chứng từ chứng mình việc tham gia BH bắt buộc của cá nhân người lao động tại DN A và B nêu trên. Trong hợp đồng lao động cũng cần thể hiện điều khoản này để có cơ sở giải trình cho cơ quan thuế.

Ví dụ: Trường hợp người lao động không tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp tại Công ty theo hướng dẫn của luật lao động thì Công ty có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của Công ty theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp

Chuyên gia nước ngoài sang làm việc cho DN theo hợp đồng với DN nước ngoài. Và theo hợp đồng này thì DN Việt Nam phải chi trả chi phí chỗ ở và tiền lương cho chuyên gia trong thời hạn làm việc ở VN thì thuế GTGT chi phí thuê nhà cho chuyên gia có được khấu trừ không? Có được xem đó là khoản tiền VN trả lương thay cho DN nước ngoài hay phải ký hợp đồng lao động với chuyên gia nước ngoài trong thời gian làm việc tại VN? và khi đó thuế nhà thầu sẽ tính như thế nào (có bao gồm khoản lương chi trả cho người nước ngoài này hay không?)

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ khoản 1 Điều 14 thông tư 219/2013/TT-BTC:

“Trường hợp cơ sở kinh doanh có các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam công tác, giữ các chức vụ quản lý tại Việt Nam, hưởng lương tại Việt Nam theo hợp đồng lao động ký với cơ sở kinh doanh tại Việt Nam thì cơ sở kinh doanh không được khấu trừ thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài này.

Trường hợp các chuyên gia nước ngoài vẫn là nhân viên của doanh nghiệp ở nước ngoài, chịu sự điều động của doanh nghiệp ở nước ngoài, được doanh nghiệp ở nước ngoài trả lương và hưởng các chế độ của doanh nghiệp ở nước ngoài trong thời gian sang Việt Nam công tác, giữa doanh nghiệp ở nước ngoài và cơ sở kinh doanh tại Việt Nam có hợp đồng bằng văn bản nêu rõ doanh nghiệp tại Việt Nam phải chịu các chi phí về chỗ ở cho các chuyên gia nước ngoài trong thời gian công tác ở Việt Nam thì thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà cho các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam do cơ sở kinh doanh tại Việt Nam chi trả được khấu trừ.”

Thuế GTGT của khoản tiền thuê nhà trong trường hợp này không thuộc các hướng dẫn theo quy định nêu trên do đó rủi ro không được khấu trừ thuế GTGT trong trường hợp này. Nếu Công ty nước ngoài trả lương cho các chuyên gia này thì thuế GTGT sẽ được khấu trừ.

Hợp đồng quy định chuyên gia nước ngoài sang làm việc tại Việt Nam mà bên Việt Nam phải chi trả tiền lương thì rủi ro là chi phí tiền lương này không được trừ do không có hợp đồng lao động ký kết giữa bên Việt Nam và chuyên gia. DN gặp rủi ro trong  hợp đồng nhà thầu này và để ghi nhận chi phí được trừ thì trong hợp đồng nhà thầu nên có mức phí dịch vụ đã bao gồm  lương của chuyên gia và nhà thầu nước ngoài nên trả tiền lương cho chuyên gia.

Về thuế nhà thầu:

Căn cứ điều 7 thông tư 103/2014/TT-BTC quy định:

“Điều 7. Thu nhập chịu thuế TNDN

1. Thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là thu nhập phát sinh từ hoạt động cung cấp, phân phối hàng hóa; cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I).

3. Thu nhập phát sinh tại Việt Nam của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là các khoản thu nhập nhận được dưới bất kỳ hình thức nào trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ trường hợp quy định tại Điều 2 Chương I), không phụ thuộc vào địa điểm tiến hành hoạt động kinh doanh của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài. Thu nhập chịu thuế của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài trong một số trường hợp cụ thể như sau:

….

- Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật.”

Như vậy khoản tiền lương, tiền ăn ở của công ty trả thay cho DN nước ngoài thuộc đối tượng chịu thuế nhà thầu theo quy định.

Ngoài ra, khi chuyên gia sang làm việc tại Việt Nam phải chịu thuế TNCN trong thời gian làm việc tại Việt Nam. Tùy theo trường hợp là cá nhân cư trú/ không cư trú mà tính thuế TNCN phù hợp. 

Theo điểm điều 9, TT 219/2013/BTC có quy định:

“d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm:

Các dịch vụ của ngành hàng không áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ cung cấp suất ăn hàng không; dịch vụ cất hạ cánh tàu bay; dịch vụ sân đậu tàu bay; dịch vụ an ninh bảo vệ tàu bay; soi chiếu an ninh hành khách, hành lý và hàng hóa; dịch vụ băng chuyền hành lý tại nhà ga; dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; dịch vụ bảo vệ tàu bay; dịch vụ kéo đẩy tàu bay; dịch vụ dẫn tàu bay; dịch vụ thuê cầu dẫn khách lên, xuống máy bay; dịch vụ điều hành bay đi, đến; dịch vụ vận chuyển tổ lái, tiếp viên và hành khách trong khu vực sân đậu tàu bay; chất xếp, kiểm đếm hàng hóa; dịch vụ phục vụ hành khách đi chuyến bay quốc tế từ cảng hàng không Việt Nam (passenger service charges).

Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.”

Câu hỏi:

Đối với các dịch vụ “lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm.” thì chỉ cần cung cấp cho hãng tàu hoặc công ty nước ngoài là áp dung thuế suất 0% hay còn phải chạy chuyến quốc tế nữa mới được. Nếu tàu nước ngoài nhưng thực hiện các dịch vụ ở nội địa như lai dắt, hoa tiêu các tuyến trong nước thì có được hưởng 0% hay không?

Trả lời

Trả lời:

Căn cứ điều 9 thông tư 219/2013/TT-BTC

“Điều 9. Thuế suất 0%

1. Thuế suất 0%: áp dụng đối với hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu; hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình ở nước ngoài và ở trong khu phi thuế quan; vận tải quốc tế; hàng hóa, dịch vụ thuộc diện không chịu thuế GTGT khi xuất khẩu, trừ các trường hợp không áp dụng mức thuế suất 0% hướng dẫn tại khoản 3 Điều này.

...

b) Dịch vụ xuất khẩu bao gồm dịch vụ cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài và tiêu dùng ở ngoài Việt Nam; cung ứng trực tiếp cho tổ chức, cá nhân ở trong khu phi thuế quan và tiêu dùng trong khu phi thuế quan.

..c) Vận tải quốc tế quy định tại khoản này bao gồm vận tải hành khách, hành lý, hàng hóa theo chặng quốc tế từ Việt Nam ra nước ngoài hoặc từ nước ngoài đến Việt Nam, hoặc cả điểm đi và đến ở nước ngoài, không phân biệt có phương tiện trực tiếp vận tải hay không có phương tiện. Trường hợp, hợp đồng vận tải quốc tế bao gồm cả chặng vận tải nội địa thì vận tải quốc tế bao gồm cả chặng nội địa. 

...d) Dịch vụ của ngành hàng không, hàng hải cung cấp trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý, bao gồm: 

Các dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0%: Dịch vụ lai dắt tàu biển; hoa tiêu hàng hải; cứu hộ hàng hải; cầu cảng, bến phao; bốc xếp; buộc cởi dây; đóng mở nắp hầm hàng; vệ sinh hầm tàu; kiểm đếm, giao nhận; đăng kiểm...

2. Điều kiện áp dụng thuế suất 0%:

"...d.2) Dịch vụ của ngành hàng hải áp dụng thuế suất 0% thực hiện tại khu vực cảng và đáp ứng các điều kiện sau:

- Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức ở nước ngoài, người đại lý tàu biển hoặc yêu cầu cung ứng dịch vụ của tổ chức ở nước ngoài hoặc người đại lý tàu biển;

- Có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của tổ chức ở nước ngoài hoặc có chứng từ thanh toán dịch vụ qua ngân hàng của người đại lý tàu biển cho cơ sở cung ứng dịch vụ hoặc các hình thức thanh toán khác được coi là thanh toán qua ngân hàng.”

Trường hợp doanh nghiệp Việt Nam cung cấp dịch vụ nêu trên trực tiếp cho tổ chức ở nước ngoài hoặc thông qua đại lý có đủ chứng từ chứng minh đáp ứng các điều kiện tại điểm d2 khoản 2 Điều 9 Thông tư số 219/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính thì áp dụng thuế suất thuế

GTGT 0%. Các doanh nghiệp này cần chạy tuyến nước ngoài để hạn chế rủi ro không được áp dụng thuế suất 0% do dịch vụ tiêu dùng tại Việt Nam. 

Theo Công văn số 06/TCT-CS ngày 03 tháng 01 năm 2017 Tổng Cục Thuế trả lời công văn số 2140/CT-THNVDT ngày 12/10/2016 của Cục Thuế tỉnh Hà Tĩnh về vướng mắc về chính sách thuế GTGT, “…. trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá

trị gia tăng đầu vào. Đến thời hạn thanh toán ghi trong hợp đồng cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh chưa phải điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã kê khai khấu trừ đến khi thanh toán thực tế, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ tương ứng với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán thực tế”

Như vậy việc quá hạn thanh toán vẫn được khấu trừ thuế GTGT bình thường. Tuy nhiên trong thủ tục kiểm toán hiện tại vẫn có thủ tục kiểm tra quá hạn thanh toán để không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau: “Trao đổi với đơn vị và Kiểm toán viên thực hiện kiểm tra chỉ tiêu phải trả cho người bán xem có trường hợp quá hạn thanh toán không và đơn vị đã loại trừ thuế GTGT đầu vào tương ứng không được khấu trừ chưa. Đồng thời chọn mẫu kiểm tra chứng từ thanh toán có đúng với thời hạn kê khai trả chậm không.”

 

Vậy nội dung này làm như thế nào là phù hợp vì KTV nhận thấy TT 151 quy định không rõ ràng như Công văn nêu trên?

Trả lời

Trả lời:

Thông tư 151/2014/TT-BTC hướng dẫn bổ sung khoản này của thông tư 219/2013/TT-BTC đã được thay thế bởi hướng dẫn của thông tư 26/2015/TT-BTC.

 

“c) Đối với hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp có giá trị hàng hóa, dịch vụ mua từ hai mươi triệu đồng trở lên, cơ sở kinh doanh căn cứ vào hợp đồng mua hàng hóa, dịch vụ bằng văn bản, hóa đơn giá trị gia tăng và chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng hóa, dịch vụ mua trả chậm, trả góp để kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào. Trường hợp chưa có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do chưa đến thời điểm thanh toán theo hợp đồng thì cơ sở kinh doanh vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.

 

Trường hợp khi thanh toán, cơ sở kinh doanh không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng thì cơ sở kinh doanh phải kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh thuế GTGT đã kê khai, khấu trừ).”

 

Hiện nay thuế đã cho phép kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào cho trường hợp trả chậm trả góp kể cả trường hợp đến hạn thanh toán nhưng chưa thanh toán. Chỉ khi nào khi thanh toán phát sinh việc chi trả bằng tiền mặt thì khi đó DN mới kê khai, điều chỉnh giảm số thuế GTGT đã được khấu trừ đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt.

 

Thủ tục của kiểm toán có thể phải điều chỉnh lại cho phù hợp: chỉ cần kiểm tra thủ tục thanh toán (kể cả sau thời hạn thanh toán quy định trên hợp đồng) nếu vẫn đảm bảo thanh toán không dùng tiền mặt thì thuế GTGT đầu vào vẫn được khấu trừ.

Công ty A thực hiện dự án đầu tư tại một Khu công nghiệp có quyền sử dụng đất thuê 50 năm trả tiền 1 lần. Khi Công ty A chuyển nhượng dự án đồng thời chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì Quyền sử dụng đất mà Công ty A chuyển nhượng được hiểu là quyền thuê đất (chịu thuế suất GTGT 10%) hay là quyền sử dụng đất (thuộc đối tượng không chịu thuế) theo hướng dẫn của TT 219/2013 ạ?

Trả lời

Trả lời:

Theo quy định hiện hành về thuế GTGT và Công văn hướng dẫn của Cục thuế Hà Nội, 56262/CT-TTHT ngày 29/8/2016:

“…trường hợp Công ty phát sinh hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuê và tài sản là nhà xưởng, công trình phụ trợ gắn liền trên đất (đất thuê 50 năm của doanh nghiệp đầu tư hạ tầng Khu công nghiệp, trả tiền một lần cho cả thời gian thuê, đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số BT 769998) là hoạt động kinh doanh bất động sản.

 

Do vậy, chính sách về thuế GTGT và thuế TNDN áp dụng cho trường hợp trên liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản.

 

Về thuế GTGT:  Giá tính thuế GTGT *10%. Giá tính thuế GTGT = Giá chuyển nhượng BĐS - Giá đất được trừ để tính thuế GTGT. Giá đất được trừ để tính thuế GTGT được xác định cụ thể trong các trường hợp theo quy định.

Nội dung đang được cập nhật!