facebook

Nông nghiệp

Chúng tôi cung cấp phương pháp tiếp cận phù hợp hơn để tối đa hóa lợi nhuận và tiết kiệm chi phí như hóa đơn nông trại, tương lai và môi trường pháp lý.

Báo cáo ngành đường 2017

Trong số các cây nông nghiệp canh tác ở Việt Nam, mía là cây trồng có sự gắn kết chặt chẽ nhất giữa nông dân với các doanh nghiệp chế biến thông qua hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm. Đây là ngành tiêu dùng thiết yếu quan trọng cho tiêu dùng trong nước. Nó không chỉ là một ngành kinh tế mà còn mang ý nghĩa xã hội, giúp kinh tế vùng nông thôn phát triển, ổn định xã hội, gia tăng việc làm. Vụ 2015/2016 cả nước có 41 nhà máy đường phân bổ khắp từ bắc đến nam. Diện tích mía nguyên liệu đạt 284.000 ha chiếm 5% diện tích đất nông nghiệp cả nước. Ngành sản xuất được 1.237.300 tấn đường, với giá đường bán lẻ bình quân cả nước khoảng 20.000 đồng/kg thì doanh thu toàn ngành đạt 24,8 ngàn tỷ đồng, chiếm 0,53% GDP cả nước.  

So với ngành đường thế giới, Việt Nam hiện nay đứng thứ 14 về diện tích trồng mía và sản lượng đường. Quy mô sản xuất còn khá nhỏ, diện tích và sản lượng đường chiếm tỷ trọng lần lượt là 1,16% và 0,85% toàn cầu. Quy mô sản xuất ngành mía đường của Việt Nam chỉ bằng 16% quy mô của Thái Lan và gần tương đồng với quy mô của Phi-lip-pin. Năng suất trồng mía của Việt Nam cũng còn hạn chế, chỉ đạt 65 tấn/ha, thấp hơn so với trung bình của thế giới (68 tấn/ha) và các nước sản xuất mía lớn như Brazil (67 tấn/ha), Ấn Độ (70 tấn/ha), Trung Quốc (70 tấn/ha) và Thái Lan (77 tấn/ha). Bên cạnh đó, mức tiêu hao mía trong quá trình sản xuất đường của nước ta cũng còn rất cao, lên đến 14 tấn mía để sản xuất ra 1 tấn đường, trong khi các nước khác tỷ lệ này thấp hơn nhiều, ở Thái Lan và Brazil chỉ khoảng 8-9 tấn mía cho 1 tấn đường. 

Nội dung bài: như link

 

Tải bản đầy đủ

Võ Hùng Tiến

Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch tập đoàn

Chúng tôi không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và toàn xã hội.

insights
img

Báo cáo kết quả tháng 10

Trong tháng, hoạt động trồng trọt ở các tỉnh phía Bắc tập trung vào việc thu hoạch lúa mùa và gieo trồng các loại cây màu vụ đông; Tại các tỉnh phía Nam tập trung vào việc chăm sóc lúa mùa và thu hoạch lúa thu đông.

Báo cáo kết quả tháng 9

Nhiệm vụ trọng tâm của ngành trồng trọt trong tháng là chăm sóc, thu hoạch lúa mùa ở miền Bắc và thu hoạch lúa hè thu, gieo trồng lúa thu đông, lúa mùa ở các tỉnh ở các tỉnh phía Nam.

img

Báo cáo triển vọng ngành Thuỷ sản Việt Nam

Trong năm 2016, ngành nông nghiệp nói chung và thủy sản nói riêng gặp không ít những khó khăn do biển đổi khí hậu, hạn hán và xâm nhập mặn kéo dài, sự cố môi trường và lũ lụt đã liên tiếp xảy ra tại các tỉnh Miền Trung đã gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất của người dân.

img
img

Báo cáo ngành đường 2017

Rủi ro lớn nhất của ngành sắp tới đến từ hội nhập kinh tế với khu vực ASEAN. Ngành phải cạnh tranh trực tiếp với đường Thái Lan, nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 thế giới với giá thành sản xuất đường thấp hơn 31% so với Việt Nam. Các công ty trong ngành đang phải nỗ lực đổi mới, phấn đấu theo định hướng phát triển của bộ NN&PTNT để đạt được khả năng cạnh tranh vào giai đoạn 2020-2030.

img

6 điểm nhấn lớn trong bức tranh ngành nông nghiệp Việt Nam

Nhiều chuyên gia cho rằng nông nghiệp vẫn tồn tại những vấn đề cố hữu nên chưa thể là động lực lớn cho tăng trưởng của cả nền kinh tế.

Công nghiệp 4.0 trong nông nghiệp: Không còn là hoang tưởng (chém gió) hay tuyên truyền

Khi nói về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, những thay đổi đến chóng mặt của thế giới như: trí tuệ nhân tạo, kết nối vạn vật (IoT),... nhiều người Việt đã có thể tặc lưỡi rằng: “Việt Nam còn lâu mới đến ngày đó". Chỉ bởi thậm chí nhiều Doanh nghiệp Việt hiện tại còn không biết đến Slack, Dropbox, Google Form,... những công cụ hỗ trợ công việc đơn giản, chứ đừng nói là CRM hay ERP.

img
img

Tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp vượt chỉ tiêu

Ngày 29/12, Bộ NN&PTNT tổ chức cuộc Họp báo tổng kết năm 2017. Thông tin tại cuộc họp cho biết tốc độ tăng trưởng ngành đạt 2,94%, vượt mục tiêu so với Chính phủ đề ra là 2,84%.