Báo cáo phân tích ngành xây dựng Việt Nam 6/2017
2016 là một năm kỷ lục của ngành xây dựng Việt Nam. Theo Tổng cục Thống kê, giá trị sản xuất ngành xây dựng ước đạt gần 1,1 triệu tỷ đồng. Ngành xây dựng vẫn tiếp tục giữ được mức tăng trưởng 2 con số ở mức 11,8%. Tốc độ tăng trưởng cao được dự báo sẽ tiếp tục duy trì trong năm 2017. Tốc độ tăng trưởng kép của toàn ngành giai đoạn 2003 – 2016 lên đến 16,7%/năm và ước tính tiếp tục giữ mức 11,27% (giả định làm phát 5%) trong năm 2017.
Những sự chuyển biến lớn trong thị trường xây dựng từ năm 2017 sẽ tạo ra cơ hội mới cho những doanh nghiệp biết nắm bắt, tuy nhiên cũng sẽ tạo ra rủi ro cho những doanh nghiệp chậm thay đổi. Chúng tôi nhận thấy 02 nhà thầu xây dựng dân dụng lớn nhất trên sàn hiện nay là Coteccons (CTD) và Hòa Bình (HBC) đều đang tích cực thay đổi chính mình để thích ứng với chu kỳ ngành.
Đối với CTD, chúng tôi nhận thấy doanh nghiệp vẫn giữ vững lợi thế của mình trong việc lựa chọn, thẩm định nhà thầu uy tín, hạn chế tối đa rủi ro đến từ các khoản phải thu. Doanh nghiệp cũng đang dịch chuyển mạnh mẽ cơ cấu các dự án của mình để không còn quá tập trung vào phân khúc căn hộ trung – cao cấp như hiện tại mà chuyển sang các dự án bình dân và công nghiệp nơi có nhu cầu cao và ổn định hơn trong tương lai. Bên cạnh đó, CTD đang tận dụng lợi thế của mình để nắm bắt những cơ hội trên thị trường bất động sản, văn phòng và ngành cơ sở hạ tầng.
Đối với HBC, điểm tích cực lớn nhất của HBC chính là một loạt dự án được ký mới liên tục trong nửa cuối 2016 và năm 2017 giúp doanh nghiệp có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Tuy nhiên, chúng tôi nhận thấy việc liên tục ký mới các dự án căn hộ cũng sẽ đem lại rủi ro rất lớn về mặt dòng tiền cho HBC nếu doanh nghiệp không thể quản lý tốt. Để đối mặt với sự suy giảm của chu kỳ bất động sản trong tương lai, HBC chọn cách bước ra tìm kiếm cơ hội ở thị trường nước ngoài. Trong tháng 05/2017, HBC đã ký kết hợp tác với Công ty Kỹ thuật và Xây dựng HOT nhằm phát triển thị trường ra Trung Đông, cụ thể là Kuwait.
Nội dung bài: như link