facebook

Ngân hàng

Ngành ngân hàng đang ở trong tình trạng bất ổn và có nhiều thay đổi. Các chuyên gia của Baker Tilly A&C đã và đang hỗ trợ cho nhiều ngân hàng đối mặt với những thách thức của họ.

[Infographic] Việt Nam đứng đâu trong bản đồ ngân hàng Châu Á?

Tạp chí tài chính ngân hàng The Asian Banker mới đây đã công bố bảng tổng kết, đánh giá và xếp loại các ngân hàng mạnh nhất của Châu Á Thái Bình Dương năm 2016.

Danh sách đánh giá toàn diện ngành ngân hàng của The Asian Banker bao gồm tất cả các hình thức sở hữu: Ngân hàng nước ngoài, Ngân hàng có vốn nhà nước, Ngân hàng cổ phần… Bảng xếp hạng này dựa trên 12 tiêu chí về chất lượng tài sản, sự tăng trưởng tiền gửi, dư nợ cho vay, khả năng mở rộng về quy mô hoạt động, các yếu tố rủi ro, lợi nhuận…

Đáng chú ý, có tới 17 ngân hàng Việt Nam góp mặt trong danh sách này. Tính trên tổng số 44 ngân hàng thương mại, lượng ngân hàng lọt Top 500 chiếm 38,6%.

Xếp hạng 62/500 đồng thời cũng là ngân hàng Việt Nam được xếp thứ hạng cao nhất là Vietcombank. Theo ước tính mới công bố, lợi nhuận cả năm 2016 của ngân hàng mẹ đạt 8.212 tỷ đồng, tăng 23,4% so với cùng kỳ năm trước. Tăng vốn mạnh mẽ nhờ phát hành cổ phiếu thưởng, vốn điều lệ của Vietcombank hiện đã tăng lên 35.978 tỷ đồng.

Đứng thứ hai là HSBC Việt Nam. Đây là ngân hàng 100% vốn nước ngoài duy nhất lọt trong danh sách. Dù đứng thứ hai Việt Nam nhưng trên bản đồ các ngân hàng châu Á, Vietcombank vẫn bỏ xa HSBC Việt Nam tới 78 bậc. Quy mô vốn và tài sản của HSBC không lớn nhưng tỷ suất sinh lời của ngân hàng này lại rất đáng mơ ước. Nhiều gương mặt Việt Nam khác cũng góp mặt trong Top này, thậm chí cả các ngân hàng có vốn điều lệ khá nhỏ như TPBank, Liên Việt Post Bank,...

Cùng NDH nhìn lại quy mô vốn, quy mô tài sản, hệ thống mạng lưới chi nhánh tính đến cuối nửa đầu năm 2016 và kết quả kinh doanh cập nhật mới nhất của các ngân hàng này.

 

Nguồn: Thanh Thủy - Designer: Liên Hương và Người đồng hành 

Tải bản đầy đủ

Võ Hùng Tiến

Tổng giám đốc, kiêm chủ tịch tập đoàn

Chúng tôi không ngừng đem lại lợi ích cao nhất cho khách hàng, nhân viên, nhà đầu tư và toàn xã hội.

insights
img

Quy định mới về xếp hạng các tổ chức tín dụng và tác động đến hệ thống ngân hàng

Vừa qua NHNN đã xây dựng và thực hiện lấy ý kiến đối với Dự thảo Thông tư Quy định xếp hạng tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (sau đây gọi là Dự thảo Thông tư) thay thế cho Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN ngày 12/03/2008. Theo đó, TCTD được xếp theo 5 hạng căn cứ dựa trên kết quả đánh giá theo hệ thống tiêu chí xếp hạng CAMELS.

Tỷ lệ phụ nữ vay ngân hàng cao gấp 1,4 nam giới

Bình quân cứ 100 người thì có khoảng 47 người có các khoản vay trong thời gian một năm trở lại đây. Tuy nhiên, tỷ lệ tiếp cận khoản vay qua kênh ngân hàng lại chỉ là 18,45%.

img

[Infographic] Việt Nam đứng đâu trong bản đồ ngân hàng Châu Á?

Tạp chí tài chính ngân hàng The Asian Banker mới đây đã công bố bảng tổng kết, đánh giá và xếp loại các ngân hàng mạnh nhất của Châu Á Thái Bình Dương năm 2016.

img
img

Top 10 ngân hàng thương mại Việt Nam uy tín năm 2017

Những ngân hàng có mặt trong danh sách này về cơ bản được đánh giá có uy tín trong ngành, có năng lực tài chính và tiềm năng tăng trưởng trong giai đoạn 2016 – 2017.

img

Báo cáo ngân hàng 2017

Triển vọng kinh doanh các ngân hàng tiếp tục phân hóa trong năm 2017. Dự báo tăng trưởng tín dụng năm 2017 đạt 16%, thấp hơn mức tăng trưởng theo kế hoạch năm 2016 là 18%.

Triển vọng ngành ngân hàng năm 2017 theo nhận định của hãng xếp hạng tín dụng Fitch

Nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam đang cải thiện thể hiện qua việc đồng tiền ổn định và lạm phát thấp sẽ giúp chất lượng tài sản và thanh khoản của hệ thống ngân hàng sẽ vững vàng trong năm 2017. Tuy nhiên, những yếu kém như vốn tự có ít, nợ xấu cao và lợi nhuận thấp vẫn đang tồn tại. Hãng xếp hạng tín dụng Fitch nhận định rằng những vấn đề này chỉ có thể được giải quyết triệt để trong dài hạn. Đây là lí do công ty này đánh giá độ tín nhiệm của Việt Nam vào hạng thấp nhất trong khu vực châu Á Thái Bình Dương.

img
img

Quan điểm đầu tư các ngân hàng trong năm 2017

Ngành ngân hàng tiếp tục phân hóa trong năm 2017: Nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt và đang tiếp tục cải thiện gồm: VCB, MBB, ACB (riêng ACB vẫn còn tiếp tục xử lý phần tài sản liên quan đến Nhóm 6 Công ty Bầu Kiên)